Xuất bản thông tin

null CÁC HOẠT ĐỘNG, MÔ HÌNH, GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NỔI BẬT TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 CỤM THI ĐUA CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ

Trang chủ Thi đua khen thưởng

CÁC HOẠT ĐỘNG, MÔ HÌNH, GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NỔI BẬT TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 CỤM THI ĐUA CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ

Các đồng chí lãnh đạo chụp hình lưu niệm (Ảnh tư liệu)

Tỉnh Hậu Giang: Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tư tưởng và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, làm cho thi đua thực sự trở thành ý thức t giác, trách nhiệm và việc làm thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân, tỉnh Hậu Giang luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phong trào thi đua yêu nước đã được phát động, tạo được sự tham gia hưởng ứng, chung sức, chung lòng, đoàn kết, thể hiện ý chí quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và người dân. Một số phong trào điển hình tiêu biểu như: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; “Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025; Người Hậu Giang tham gia chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và Bảo vệ môi trường nông thôn, đổi mới phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã... Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh triển khai thực hiện Chương trình phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội giai đoạn 2021 - 2024 theo phương thức 3 chung” (chung hình thức tuyên truyền; chung nội dung, đối tượng hướng đến; chung nguồn lực); phối hợp tuyên truyền, triển khai “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; lồng ghép với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp của các tổ chức thành viên. Xây dựng mô hình điểm với các nội dung “Hỗ trợ sinh kế” trong đoàn viên, hội viên, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn,... góp phần thực hiện tiêu chí giảm nghèo bền vững.

Qua phong trào thi đua yêu nước đã góp phần động viên Nhân dân phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao động sáng tạo, định hướng để các tầng lớp Nhân dân thi đua lập những thành tích tốt hơn trong lao động, sản xuất, phù hợp hơn với nhu cầu phát triển ở mỗi địa bàn dân cư.

Tỉnh Kiên Giang: Phát động phong trào thi đua Chuyên đề “Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động Tết Quân - Dân”, Quân và Dân trên địa bàn Tỉnh tích cực đóng góp vật chất, sức lao động ... xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Qua các hoạt động tại các địa phương đã để lại ấn tượng tốt đẹp, vui tươi phấn khởi trong lòng Nhân dân, không những chỉ giúp cho Nhân dân vui xuân đón Tết mà còn góp phần cùng với địa phương xây dựng các công trình dân sinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Xây dựng 111/96 căn nhà cho các đối tượng, đạt 116,56% (vượt kế hoạch 15 căn, đạt 16, 56%), trị giá  4,18 tỷ đồng; 06/08 cây cầu, trị giá 2,25 tỷ đồng (ngoài kế hoạch 01 cây); làm mới 02 tuyến đường giao thông nông thôn, trị giá 4,3 tỷ đồng; đầu tư dự án và mô hình tôm - lúa phát triển kinh tế trên 680 triệu đồng; xây dựng mới và sửa chữa 6 cổng chào với số tiền 260 triệu đồng; tặng 290 suất quà cho gia đình chính sách, gia đình khó khăn trong phòng chống dịch Covid-19, hộ nghèo, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi với số tiền 195 triệu đồng; hỗ trợ 30 bồn chứa nước với số tiền 45 triệu đồng; tặng, sửa chữa 12 cụm loa truyền thanh không dây, hỗ trợ 05 máy vi tính trị giá 150 triệu đồng; làm pano kết hợp gắn đèn năng lượng mặt trời với số tiền 240 triệu đồng… Những hoạt động trên có ý nghĩa hết sức thiết thực, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đn ơn đáp nghĩa” tri ân các gia đình có công với cách mạng, tính nhân văn sâu sắc, tinh thần tương thân, tương ái. Qua đó, không chỉ góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể địa phương xây dựng các công trình dân sinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hộihoàn thành các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tỉnh Đồng Tháp: Phong trào thi đua cải thiện năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Đồng Tháp được triển khai từ năm 2021 trong bối cảnh Tỉnh cũng như cả nước đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Mặc dù gặp bất lợi như vậy, nhưng lãnh đạo Tỉnh coi việc triển khai bộ chỉ số DDCI là hoạt động thiết yếu để phản ánh tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư hoạt động trên địa bàn Tỉnh, đánh giá chất lượng công tác điều hành kinh tế của các huyện, thành phố và sở, ban, ngành của Tỉnh và tiếp tục triển khai thực hiện trong năm 2022. Qua 13 năm liên tiếp PCI của Tỉnh trụ trong nhóm 5 và 7 năm liên tiếp trụ trong nhóm 3 của các tỉnh, thành phố “có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất nước”. Đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp qua bộ chỉ số DDCI sẽ là thông tin đầu vào quan trọng để chính quyền các cấp của Đồng Tháp triển khai các chương trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong giai đoạn 2022 - 2025; định vị thương hiệu tỉnh Đồng Tháp là địa phương đi đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước trong cải cách hành chính, chính quyền điện tử, môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, thân thiện, hấp dẫn, bảo đảm tính minh bạch, bình đẳng, hiệu quả và bền vững. Đối với Phong trào thi đua “Đồng Tháp đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 với chủ đề: Thi đua xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số”: các ngành, các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức phổ biến, triển khai, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; xây dựng chương trình, kế hoạch và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị; chủ động rà soát, tham mưu sửa đổi, xây dựng các cơ chế, chính sách của Tỉnh nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính quyền số.

Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 (Ảnh tư liệu)

Tiến sĩ Huỳnh Huy Hòa báo cáo kết quả DDCI 2021 của Đồng Tháp (Ảnh tư liệu)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp - Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại Hội nghị

(Ảnh tư liệu)

Tỉnh Bạc Liêu: Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh; Công văn số 2266/BTĐKT-VP ngày 31/8/2021 của  Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc khen thưởng thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. UBND Tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Tỉnh và ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 10/9/2021 về việc phát động phong trào thi đua thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Riêng 6 tháng đầu năm 2022, Chủ tịch UBND Tỉnh tiếp tục tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 41 cá nhân, có nhiều đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Tỉnh. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND Tỉnh còn tuyên dương cho 67 cán bộ y tế, có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch nhân kỷ niệm 67 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2022). Ngoài ra, Chủ tịch UBND Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các chính sách của Trung ương về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua.

Tỉnh Vĩnh Long: Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Vĩnh Long phát động nhiều phong trào thi đua trong năm 2022 gắn với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường như: Phong trào thi đua chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi hành vi, cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. Nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành quản lý và người dân đặc biệt là người dân ở nông thôn chung tay thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”; tận dụng sản phẩm nhựa đã qua sử dụng giúp giảm thiểu rác thải nhựa không làm tác động xấu đến môi trường xung quanh; thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tăng cường sản xuất, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.

Phong trào thi đua về chuyển đổi số và an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp năm 2022: Nhằm tuyên truyền về chính quyền điện tử, chính quyền số; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, thay đổi cách thức quản trị hành chính từ truyền thống sang hiện đại, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tỉnh Cà Mau: Ngoài phát động các phong trào thi đua tiêu biểu, Tỉnh đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân Cà Mau đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” đã được các cấp, các ngành, địa phương trong Tỉnh tích cực hưởng ứng, đã tổ chức các hoạt động để hưởng ứng phong trào như: “Triệu túi an sinh”, “San sẻ yêu thương - vượt qua đại dịch”; “Nghĩa tình phụ nữ Cà Mau chung tay phòng chống dịch Covid-19”; Cá khô nghĩa tình chung tay phòng, chống dịch Covid-19”; “Chuyến xe nghĩa tình

Đặc biệt, phong trào thi đua “Hiến máu tình nguyện” đã và đang thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia, bởi đó là “Một nghĩa cử cao đẹp”, với ý nghĩa to lớn của câu “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” thể hiện lòng nhân ái, bao dung, trách nhiệm của cộng đồng xã hội. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Tỉnh đã chủ động lồng ghép tuyên truyền, vận động mọi người hiến máu tình nguyện với tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo hiến máu an toàn, đủ nguồn phục vụ cấp cứu và điều trị cho người bệnh. 6 tháng đầu năm, đã tiếp nhận trên 4.000 đơn vị máu, với tổng giá trị tương đương 01 tỷ đồng. Qua phong trào thi đua, Chủ tịch UBND Tỉnh đã kịp thời tặng Bằng khen cho 08 tập thể, 24 cá nhân và 01 gia đình.

Tỉnh Sóc Trăng: Với phong trào thi đua nổi bật là đợt thi đua đặc biệt thực hiện chiến dịch tiêm chủng mùa xuân năm 2022. Nhằm đảm bảo người dân đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm chủng theo quy định; thực hiện việc phòng, chống dịch an toàn, khoa học trước, trong và sau Tết; bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn. Nội dung thi đua là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, triển khai “Thần tốc” và “Thần tốc hơn nữa” việc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19. Đặc biệt chú ý tổ chức tiêm an toàn, thuận lợi cho những người có nguy cơ cao; thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc quy định và tổ chức thực hiện các biện pháp y tế, hành chính (như xét nghiệm, cách ly…) liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân bảo đảm tính khoa học, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, công nhân, người lao động thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, nhất là trong quá trình di chuyển về quê, sinh hoạt trong dịp Tết và trở lại nơi làm việc sau Tết. Các đơn vị từ Tỉnh đến cơ sở đã tích cực thực hiện đợt thi đua và hoàn thành đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra. Kết thúc đợt thi đua, tổng số người được tiêm trong chiến dịch: tiêm mũi 3 là 168.821 người; tiêm vét mũi 1 và mũi 2 là 12.644 người, trong đó tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên là 791.822 người, đạt tỷ lệ: 99,9%. Kết quả tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 chung toàn Tỉnh: Người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 02 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 852.207 người, đạt tỷ lệ 100%. Người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được tiêm 02 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 110.914 người, đạt tỷ lệ 99,7%. Tỷ lệ bao phủ vắc xin trên tổng dân số: Tổng số người từ 12 tuổi được tiêm 02 liều vắc xin phòng Covid-19 là 963.121 đạt tỷ lệ 79,9%. Đợt thi đua đã góp phần đẩy lùi đại dịch, góp phần vào thành công chung trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Tỉnh. Kết thúc đợt thi đua, có 03 đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đề nghị khen thưởng.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng kiểm tra tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng (Ảnh tư liệu)

Tỉnh Tiền Giang: Tổ chức hội nghị triển khai giao chỉ tiêu thi đua phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2022 và những năm tiếp theo trên địa bàn Tỉnh. Song song đó, UBND Tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm, phòng chống dịch Covid-19, góp phần phục hồi, phát triển KT-XH,... Tỉnh cũng triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển KT-XH, nhất là trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị, thương mại, khôi phục lại ngành du lịch, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội…; tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thay đổi mạnh mẽ phương pháp làm việc, điều hành của các ngành, các cấp; tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp, đối thoại doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, trật tự an toàn xã hội,... trong những tháng đầu năm 2022 tương đối thuận lợi, các hoạt động KT-XH đã trở lại trạng thái bình thường mới, sản xuất nông nghiệp ổn định, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động thương mại - dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, xuất khẩu tăng trưởng tốt; thu hút đầu tư tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ; số doanh nghiệp thành lập mới đạt cao nhất trong các năm gần đây; lĩnh vực an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, tình hình phạm tội về trật tự xã hội giảm, tai nạn giao thông đường bộ giảm mạnh trên cả ba mặt, cụ thể: Tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 4,1% so cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 54,1% dự toán năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 18,4% so cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,0% so cùng kỳ; tội phạm về trật tự xã hội giảm 19,3% so cùng kỳ; tai nạn giao thông giảm mạnh cả 03 tiêu chí so với cùng kỳ (số vụ giảm 38,2%, số người chết giảm 3,3%, số người bị thương giảm 60,5%).

Tỉnh Bến Tre: Với đợt thi đua cao điểm “Đồng Khởi mới” trong công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Rạch Miễu 2 và Dự án Đường gom vào vào cầu Rạch Miễu 2. Nhằm thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả dự án đầu tư trọng điểm của Tỉnh, trong công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Rạch Miễu 2 và Dự án Đường gom vào vào cầu Rạch Miễu 2. Phong trào đã cụ thể hoá nội dung phong trào thi đua “Đồng khởi mới” để tạo ra phong trào thi đua yêu nước đồng loạt, đồng bộ của từng tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhất là các đơn vị, địa phương trong vùng dự án, thể hiện sự quyết liệt, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền giải phóng mặt bằng; chủ động, kịp thời giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và thủ trưởng cơ quan từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm công tác giải phóng mặt bằng đúng và vượt tiến độ, an toàn, đúng quy định của pháp luật. Phát huy ý thức tuân thủ pháp luật, truyền thống thi đua yêu nước của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong vùng dự án, nâng cao nhận thức, tạo sự lan tỏa, đồng thuận, thống nhất của Nhân dân về lợi ích của dự án khi được triển khai; đồng thời, góp phần thực hiện tốt việc chăm lo, ổn định đời sống và bảo đảm lợi ích chính đáng của người dân trước, trong và sau khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Qua phát động phong trào thi đua đã được tổ chức sâu rộng, liên tục với các nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong hệ thống chính trị và Nhân dân từ Tỉnh tới cơ sở. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động; đến tổ Nhân dân tự quản, tổ dân phố, ấp, khu phố để cả hệ thống chính trị và Nhân dân cùng tham gia.

Tỉnh An Giang: Phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022); tạo khí thế thi đua sôi nổi, sâu rộng, cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết thi đua sáng tạo trong công tác, lao động, sản xuất, học tập lập thành tích chào mừng kỷ niệm 190 thành lập Tỉnh, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, sáng tạo của các tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025. Thông qua đợt thi đua đặc biệt này, tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hiến, cách mạng, khơi dậy tình yêu quê hương An Giang, lòng tự hào về truyền thống, về sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang. Qua đó phát hiện, xây dựng, tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong đợt thi đua cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên để tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng.

Qua đó, nhiều hoạt động, sự kiện quan trọng chào mừng được Tỉnh chủ trì tổ chức như: Hội thảo khoa học, chủ đề “An Giang 190 năm hình thành và phát triển”; khởi công xây dựng Cầu Châu Đốc, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu; tổ chức Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022; Lễ hội Văn hóa Truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ 21 năm 2022 (Kỷ niệm 200 năm Danh thần Thoại Ngọc Hầu dựng bia, lập làng Thoại Sơn); Lễ công bố quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2022; hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2022; Tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch... Ngoài ra, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đều có đăng ký phần việc, công trình chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập Tỉnh.

Tỉnh Trà Vinh: Phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, thiết thực thi đua lập thành tích chào mừng 30 năm tái lập tỉnh Trà Vinh (5/1992-5/2022) - Một sự kiện quan trọng của Tỉnh, đánh dấu quá trình phấn đấu, xây dựng, phát triển, những thành tựu đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Trà Vinh sau 30 năm tái lập. UBND Tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát động đợt thi đua đặc biệt, triển khai đến tất cả các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn và cán bộ, đảng viên, người dân trên địa bàn. 6 tháng đầu năm 2022, trên 30 công trình và nhiều phần việc được các cơ quan, đơn vị, địa phương đăng ký chào mừng kỷ niệm 30 năm tái lập Tỉnh. Các công trình tập trung vào lĩnh vực được Tỉnh quan tâm, ưu tiên đầu tư như: Giao thông nông thôn, trường học, y tế, môi trường, hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp... Một số công trình hoàn thành đúng tiến độ và đã mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể như: Công trình “Chỉnh trang đô thị”, “Cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng” trên địa bàn thành phố Trà Vinh; các công trình thực hiện dự án điện gió tại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 5/5 công trình; công trình “Công viên huyện Trà Cú”; công trình “Đường dẫn vào dự án kho Đông lạnh thông minh tiêu chuẩn Châu Âu”. Đặc biệt, 04 công trình cấp tỉnh đã hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào sử dụng trong dịp kỷ niệm sự kiện quan trọng này: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh (700 gường), Khu di tích lịch sử Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trạm bơm Kênh 3 tháng 2, Nhà máy sản xuất nước sạch Nguyệt Hóa. Những công trình này đã và sẽ mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ người dân tốt hơn về đời sống tinh thần, cung cấp nước sạch, chất lượng khám chữa bệnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh…

Tỉnh Long An: Trong 6 tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, số ca mắc bệnh giảm dần qua các tháng, từ đó tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế tiếp tục được phục hồi, phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,11%. Đây là mức tăng trưởng tương đối khá, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn; chiến tranh giữa Nga và Ukraine, giá xăng tăng cao, nguy cơ lạm phát,… Với mức tăng trưởng này, tỉnh Long An đứng thứ 6/13 các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (thứ 5/12 tỉnh trong Cụm thi đua các tỉnh Tây Nam bộ) và đứng thứ 5/8 tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để đạt được thành tích trên, có đóng góp một phần không nhỏ của đội ngũ công nhân lao động giỏi, lao động sáng tạo. Bằng nhiều cách làm sáng tạo, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh Long An đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển KT - X H địa phương.

Thông qua phong trào này, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu như: Tập thể Công ty Cổ phần Bêtông ly tâm Thủ Đức - Long An. Trung bình hàng năm, Công ty có từ 5 sáng kiến trở lên, trong đó có những sáng kiến đoạt giải cao; Công ty TNHH cơ khí Công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ với mô hình Tìm hiểu về Kaizen 5S” từ đó không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công ty TNHH Square Roots (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”. Đây là động lực cho Ban Giám đốc và đội ngũ quản lý, nhân viên Công ty nỗ lực cùng nhau để Square Roots trở thành nơi làm việc tốt hơn, nơi mỗi người lao động có thể phát huy hết tài năng và tỏa sáng theo cách riêng của mỗi người. Cty Square Roots chuyên thiết kế và sản xuất đồ nội thất trong nhà được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Công ty luôn tạo điều kiện cho các nhân viên phát huy cao nhất khả năng của mình thông qua phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”. Tại Công ty có xây dựng quy chế khen thưởng, bảo đảm công bằng, khách quan, thu hút các ý tưởng của đoàn viên Công đoàn cũng như người lao động. Từ đó, góp phần giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm được nguyên, vật liệu, sản xuất an toàn, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Công ty thường xuyên tổng hợp các ý tưởng, sáng kiến và bình xét, biểu dương người lao động với các mức khen thưởng bằng kinh phí.

Với thâm niên làm việc 4 năm, anh Phạm Văn Chánh - Tổng chuyền trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH SamDuk Việt Nam (Khu công nghiệp Hòa Bình, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) có những cải tiến, sáng kiến mang lại lợi ích cho Công ty, gần đây nhất là cải tiến mang tên “Dùng máy và bồn nhúng nước thuốc” thay thế công nhân quét. Anh Chánh cho biết, trước khi cải tiến, công nhân quét nước thuốc để xử lý đế, 1 ngày 4 người chỉ đạt được 3.000 đôi/8 giờ mà phẩm chất chưa đạt. Sau khi cải tiến dùng máy và bồn nhúng nước thuốc, chỉ tốn 2 người mà phẩm chất lại đạt, không ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất được nhân đôi lên 6.000-8.000 đôi/8 giờ.

                                                              Ngô Tổng Trưởng - Ủy viên Hội đồng TĐ-KT Tỉnh,

 Trưởng phòng TĐ-KT, Sở Nội vụ

Có thể bạn quan tâm

Thông báo

Thông báo

Banner Lịch công tác

Banner Danh bạ hộp thư điện tử

Banner Lịch tiếp công dân

Banner Thi tuyển thi nâng ngạch công chức

Banner Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp

Banner Đường dây nóng

Banner Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ cbccvc

Banner Công khai ngân sách

Banner Tổng đài 1022

Banner liên kết website

Xuất bản thông tin

Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 362

Khách online: 3