Xuất bản thông tin

null NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO

Thông tin tuyên truyền là hoạt động xã hội đặc thù, tác động đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của con người, từ đó hướng dẫn thúc đẩy hành động của con người thực hiện theo nội dung, mục đích tuyên tuyền.

Thông tin tuyên truyền về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng khá đa dạng về hình thức thực hiện như: (1) Tuyên truyền miệng, (2) Tuyên truyền qua báo, đài (báo viết, báo hình), (3) Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, (4) Tuyên truyền qua ấn phẩm, tờ rơi, pa-nô, áp pích,... Tuy nhiên, tùy từng đối tượng tuyên truyền, thời điểm tuyên truyền để lựa chọn hình thức phù hợp. Trong công tác thông tin tuyên truyền về Phật giáo chú trọng tính tương tác, tính thuyết phục và tránh tuyên truyền một chiều.

Ảnh. Thành viên Hội đồng chứng minh và

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh

Để thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về Phật giáo, cán bộ, công chức cần chú ý một số nội dung sau:

1. Nắm rõ chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Phật giáo

- Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước là then chốt trong công tác thông tin, tuyên truyền. Cán bộ làm công tác thông tin truyền truyền phải thực sự hiểu biết, nắm vững nội dung các văn bản pháp luật của nhà nước nói chung và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (Phật giáo) nói riêng vì:

+ Thứ nhất, Phật giáo cũng giống như các tôn giáo khác, hoạt động rộng, tác động, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nên hoạt động tôn giáo của Phật giáo cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành khác, như: Luật dân sự, Luật đất đai, Luật giáo dục, Luật y tế, Luật xây dựng,...

+ Thứ hai, phải nắm rõ pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Chủ trương, chính sách Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng, Nhà nước hoạch định và xây dựng phù hợp với từng thời kỳ cách mạng của đất nước. Đảng và Nhà nước luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, mọi người có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo (Phật giáo), đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo; các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; củng cố sự đoàn kết giữa những người có và không có tôn giáo, giữa những người tin theo các tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tổ chức tôn giáo và công dân theo tôn giáo cũng phải tôn trọng, bảo vệ trật tự xã hội và thể chế nhà nước. Không cho phép lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để làm trái với Hiến pháp, pháp luật, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, cộng đồng, địa phương, đất nước; kiên quyết đấu tranh các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc và chống phá thành quả cách mạng của đất nước.

Như vậy, quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng bao giờ cũng có hai nội dung chủ đạo: (1) Tạo điều kiện giải quyết nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân; (2) Đấu tranh với việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành tựu cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và Phật giáo điều căn bản là được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật củanhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Phải được trang bị kiến thức về Phật giáo, am hiểu biết tường tận chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và Phật giáo để vận dụng trong quá trình thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền.

- Những văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước quan trọng hiện nay trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đó là: (1) Nghị quyết số 25/NQ-TW về công tác tôn giáo được Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2003; (2) Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam; (3) Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Hiểu được đặc điểm riêng của Phật giáo Việt Nam hiện nay

- Phật giáo là tôn giáo ngoại sinh, du nhập vào Việt Nam, trải qua hơn hai nghìn năm tồn tại và phát triển, từ một tôn giáo ngoại nhập, Phật giáo đã được bản địa hoá, trở thành một thành tố không thể thiếu của nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Nhiều giá trị đạo đức tích cực của Phật giáo đã trở thành chuẩn mực trong đời sống tình cảm, tín ngưỡng, phong tục tập quán, góp phần xây dựng nên bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.

- Trong hoạt động tôn giáo của mình, Phật giáo luôn thực hiện tinh thần khế lý và khế cơ, hoạt động theo phương châm Đạo Pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Là một tôn giáo nhưng giáo lý, giáo luật của Phật giáo hàm chứa tư tưởng triết học và có sự khác biệt so với các tôn giáo khác.

- Tu sĩ Phật giáo là những người thực hiện cuộc sống tu hành, từ bỏ mọi ham muốn vật chất đời thường mà theo Phật giáo đó là nguồn gốc của mọi khổ đau. Họ nhận được sự tôn trọng lớn và có ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người dân trong xã hội.

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập năm 1981, là tổ chức Phật giáo duy nhất được Nhà nước công nhận, có đủ tư cách pháp lý pháp nhân đại diện cho Tăng, Ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước. GHPGVN được xây dựng trên nguyên tắc thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức nhưng vẫn tôn trọng quan hệ sơn môn, pháp phái. Các vị cao Tăng đứng đầu các sơn môn, pháp phái trong GHPGVN có ảnh hưởng rất lớn đối với Tăng Ni, tín đồ. Hiểu rõ về nội dung này sẽ tạo được ảnh hưởng tốt trong Tăng Ni, tín đồ, giúp cho công tác tuyên truyền đạt kết quả.

- Hiểu về Phật giáo vì cùng là Phật giáo nhưng mỗi hệ phái có những nét biệt truyền riêng làm nên đặc trưng trong tổ chức và sinh hoạt. Việc thông tin, tuyên truyền cũng cần có những hình thức linh hoạt với các hệ phái để đạt hiệu quả cao.

3. Nắm được các quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Quy chế các ban, ngành viện...

Hiến chương GHPGVN là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của
GHPGVN. Hiện nay là Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VI, với 13
chương, 71 điều bao gồm các quy định chung về mục đích, thành phần, nguyên tắc hoạt động và hệ thống tổ chức của GHPGVN. GHPGVN các cấp ban hành văn bản và hoạt động phải phù hợp với Hiến chương GHPGVN.

Nội quy hoạt động của GHPGVN bao gồm các quy định cụ thể về từng lĩnh vực của Giáo hội để điều chỉnh các hoạt động của GHPGVN, giữ nghiêm giới luật, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của Tăng, Ni, tín đồ Phật giáo và các tự viện của Tăng, Ni trong tu học, hành đạo, sinh hoạt theo đúng Chánh pháp, truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Tăng, Ni Phật giáo vừa là công dân vừa là nhà tu hành, do vậy, bên cạnh việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật hiện hành thì Tăng, Ni Phật giáo còn nghiêm túc thực hiện các quy định của Hiến chương, nội quy GHPGVN. Nắm rõ các quy định của Hiến chương, nội quy GHPGVN là một yêu cầu cơ bản đối với người thông tin, tuyên truyền về Phật giáo. Các quy định này là quy định căn bản mà mỗi Tăng, Ni phải nghiêm túc thực hiện để tu tập và duy trì sinh hoạt Phật giáo.

4. Người làm công tác thông tin, tuyên truyền phải công tâm, khách quan, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả

Người làm công tác thông tin, tuyên truyền phải công tâm, khách quan trong quá trình thông tin, tuyên truyền. Đánh giá đúng mức những giá trị văn hoá, giá trị đạo đức mà Phật giáo mang lại, cũng như những đóng góp của Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay. Ảnh hưởng sâu rộng của đạo đức Phật giáo, văn hoá Phật giáo ngày một sâu sắc, bồi đắp thêm giá trị văn hoá Việt Nam, giá trị của Phật giáo Việt Nam ngày một tốt đẹp.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền về các giá trị nhân văn tốt đẹp chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau; tinh thần cộng đồng, tập thể, các hành vi ứng xử nhân ái, nghĩa tình; những gương người tốt, việc tốt, gương sống tốt đời đẹp đạo của Phật giáo nói chung và của mỗi Tăng, Ni, tín đồ Phật giáo nói riêng. Qua đó, tạo tinh thần lạc quan, đoàn kết, ngăn ngừa các hoạt động lợi dụng Phật giáo để phá hoại khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước.

Cùng với việc ghi nhận, đánh giá đúng mức những giá trị mà Phật giáo mang lại, khi thông tin, tuyên truyền về những vụ việc phức tạp của Phật giáo phải chính xác, trung thực, khách quan, phản ánh đúng nội dung, bản chất của sự việc. Tránh đưa tin sai lệch, không chính xác về những vụ việc Phật giáo, làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với Phật giáo cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh Phật giáo trong dư luận xã hội.

5. Người làm công tác thông tin tuyên truyền phải làm nổi bật được tinh thần hộ quốc, an dân của Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Việt Nam là tôn giáo luôn đi đầu trong các phong trào xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở thời kỳ lịch sử nào Phật giáo cũng luôn nỗ lực,
phát huy tinh thần gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo Việt Nam luôn đặt sự ổn đinh, phát triển của mình trong sự ổn định, phát triển của quốc gia, dân tộc. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, chức sắc, tín đồ Phật giáo sẵn sàng cùng toàn dân đứng lên đấu tranh để bảo vệ hoà bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Khi đất nước ổn định và phát triển thì Phật giáo vừa củng cố, phát triển về mặt tổ chức vừa phát huy những nguồn lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ trong Tăng Ni, tín đồ Phật tử ở trong và ngoài nước mà còn có sức lan tỏa ra toàn xã hội.

6. Người làm công tác thông tin tuyên truyền sử dụng thuật ngữ
Phật giáo trong nội dung thông tin tuyên truyền cần chính xác và phù hợp

Phật giáo là tôn giáo đa dạng về khái niệm và thuật ngữ, nên thiết nghĩ hạn chế việc sử dụng khái niệm, thuật ngữ trong công tác thông tin tuyên truyền.

Nếu cần thiết phải sử dụng khái niệm, thuật ngữ Phật giáo để tăng kết quả của công tác thì cần phải sử dụng chính xác và phù hợp. Không nên sử dụng khái niệm thuật ngữ Phật giáo một cách tùy tiện. Tối kỵ việc sử dụng sai khái niệm, thuật ngữ, sẽ dẫn đến công tác thông tin tuyên truyền không đạt được hiệu quả./.

(Tài liệu tham khảo theo Quyết định số 1158/QĐ-TGCP ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ)


Thái Nguyên -  Phòng Tôn giáo, Sở Nội vụ Đồng Tháp

Có thể bạn quan tâm

Thông báo

Thông báo

Banner Lịch công tác

Banner Danh bạ hộp thư điện tử

Banner Lịch tiếp công dân

Banner Thi tuyển thi nâng ngạch công chức

Banner Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp

Banner Đường dây nóng

Banner Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ cbccvc

Banner Công khai ngân sách

Banner Tổng đài 1022

Banner liên kết website

Xuất bản thông tin

Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 362

Khách online: 3