TRUNG TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ

TRUNG TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ

Giải pháp cho công tác bảo quản, phục chế tài liệu, tư liệu quý

17 thg 4 2024 - 23:52:00

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Đặng Thanh Tùng cho biết, tài liệu chỉ có thể tồn tại nếu được bảo quản đúng cách; việc phát huy ý nghĩa của tài liệu phụ thuộc mật thiết với công tác bảo quản tài liệu lưu trữ. Đây là cơ hội để giá trị văn hóa, dân tộc được chuyển tải đến những thế hệ mai sau, Tọa đàm có ý nghĩa quan trọng khi Luật Lưu trữ sửa đổi sẽ có hiệu lực pháp lý từ năm 2025.

Chủ đề tọa đàm. Ảnh buổi làm việc tu bổ, phục chế tài liệu tại cố đô Huế

“quê hương của Châu bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới”

Tham gia chủ toạ điều hành Toạ đàm, bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I rất xúc động và vinh dự khi được tham gia chuẩn bị nội dung cuộc Toạ đàm lần này. Bà chia sẻ thêm: “Đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức của những người làm công tác lưu trữ và sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo Sở Nội vụ các địa phương đối với công tác này. Cùng với đó là lắng nghe những nguyện vọng, mong muốn của các Trung tâm Lưu trữ địa phương, các cá nhân, dòng họ trao đổi, hỏi đáp, khả năng hợp tác, hỗ trợ hướng dẫn công tác bảo quản tài liệu, tư liệu quý”.

Ảnh: Quang cảnh tọa đàm

Tọa đàm, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia và chuyên gia chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm, giới thiệu bảo quản tài liệu trong điều kiện sơ tán trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam cách đây 60 năm, công tác bảo quản, phục chế tài liệu lưu trữ qua các thời kỳ lịch sử và lưu trữ hiện hành. Đại biểu đại diện ngành Trung ương, lãnh đạo Sở Nội vụ, Trung tâm Lưu trữ lịch sử địa phương thấy rõ sự cần thiết, tầm quan trọng, khó khăn, thách thức công tác bảo quản, phục chế tài liệu và phát huy giá trị tài liệu đúng mục đích, ý nghĩa
chủ đề “để ký ức luôn hồi sinh”.

Chiều cùng ngày tổ chức đại biểu tham quan thực tế Điện Kiến Trung và Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đại biểu rất tự hào và nhận thức sâu sắc ý nghĩa việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích không những gìn giữ được những sản phẩm vật thể mà còn góp phần làm thăng hoa di sản văn hóa phi vật thể, giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển xuyên suốt từ thế hệ này sang thế hệ khác, giới thiệu cộng đồng quốc tế biết đến dân tộc Việt Nam, đây là một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu của sự phát triển bền vững đất nước.

 Ảnh: Quan cảnh tham quan thực tế tại Điện Kiến Trung và Bảng tàng Cổ vật cung đình Huế

Ban Tổ chức mong muốn thông qua tọa đàm, các đại biểu sẽ thu hoạch được những kinh nghiệm, kỹ thuật tu bổ, phục chế tài liệu. Đồng thời, tìm ra giải pháp kỹ thuật mới, cách làm mới cho công tác bảo quản tài liệu lưu trữ thời gian tới để kí ức luôn được hồi sinh./.

                                                                 Kim Trinh, Trung tâm Lưu trữ lịch sử.

CÁC TIN KHÁC

Thông báo

Thông báo

Banner Lịch công tác

Banner Danh bạ hộp thư điện tử

Banner Lịch tiếp công dân

Banner Thi tuyển thi nâng ngạch công chức

Banner Bộ Nội vụ

Banner Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp

Banner Đường dây nóng

Banner Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ cbccvc

Banner Công khai ngân sách

Banner Tổng đài 1022

Banner liên kết website

Xuất bản thông tin

Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 362

Khách online: 3